Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

    KẾT QUẢ THI CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 20/11 

Để chào mừng ngày nhà giáo 20/11, tập thể lớp chúng em đã nổ lực tham gia các cuộc thi : làm báo, thi tiếng hát hay . Sự nổ lực của cô trò đã đạt được thành tích  là giải 3 thi làm báo và giải 3 thi tiếng hát hay. Xin chúc mừng tất cả các bạn nhé!

        CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 THÁNG 11

Thay lời muốn nói! Tập thể lớp 8/4 chúng em xin trân trọng kính chúc các thầy cô giáo một ngày nhà giáo thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, luôn tỏa sáng trong sự nghiệp trồng người!

Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO 20 THÁNG 11
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.


Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.


Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017


KẾ HOẠCH HỘI THI LÀM BÁO TƯỜNG VÀ THI TIẾNG HÁT HAY CHÀO MỪNG NGÀ NHÀ GIÁO
        20-11




KẾ HOACH KHẢO SÁT HSG 
Thông báo đến các các bạn lịch khảo sát hsg các môn cụ thể như sau:


KẾ HOẠCH NỘI DUNG THI NGHIÊN CỨU
 KHOA HỌC KĨ THUẬT
 Nhằm khuyến khích học sinh trung học Nghiên cứu khoa học (NCKH); sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học;

UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc    
Số: 742/PGDĐT Tam Kỳ, ngày  14 tháng 9 năm 2017    
V/v hướng dẫn triển khai hoạt động Nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp thành phố năm học 2017 - 2018  


Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Nhằm khuyến khích học sinh trung học Nghiên cứu khoa học (NCKH); sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS; Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi Khoa học, kĩ thuật (KHKT) cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018 với các nội dung sau:

1. Thời gian và địa điểm:
- Cấp trường: Các trường hướng dẫn học sinh đăng ký đề tài và chuẩn bị dự án dự thi cấp thành phố từ ngày 18/9/2017 đến ngày 15/11/2017.
- Cấp Thành phố: Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố tổ chức chấm chọn các dự án chuẩn bị dự thi cấp tỉnh từ ngày 20/11/2017 đến ngày 24/11/2017.
- Cấp Tỉnh: Dự kiến từ ngày 14/12/2017- 16/12/2017 tại trường PTDTNT Tỉnh.
2. Đối tượng dự thi: 
 Học sinh đang học lớp 8, 9.
3. Lĩnh vực dự thi:
Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực theo phụ lục đính kèm.
4. Nội dung thi:
Nội dung thi là kết quả nghiên cứu được thực hiện trong vòng một năm tính đến ngày 31/01/2018 của của các dự án khoa học hoặc dự án kĩ thuật (gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của cuộc thi.
Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của 02 học sinh  (gọi là dự án tập thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ đóng góp khác nhau vào kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai. Mỗi học sinh chỉ được tham gia 01 dự án thi.
5. Người bảo trợ/hướng dẫn:
Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học bảo trợ, có thể đồng thời là người hướng dẫn, do hiệu trưởng đơn vị ra quyết định cử. Mỗi giáo viên được bảo trợ tối đa 02 dự án KHKT của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của dự án dự thi và phải ký duyệt kế hoạch nghiên cứu trước khi học sinh tiến hành nghiên cứu (Phiếu phê duyệt dự án 1B). Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học.
Ngoài người bảo trợ do hiệu trưởng đơn vị ra quyết định cử, dự án dự thi có thể có thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ (có thể là cha, mẹ, người thân của học sinh). Trường hợp dự án có nhà khoa học chuyên ngành tham gia hướng dẫn thì phải có xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành đó (Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành).
Trường hợp dự án có nội dung nghiên cứu được thực hiện tại cơ quan nghiên cứu như trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ phải có xác nhận của cơ quan nghiên cứu đó (Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu 1C).
6. Đăng kí dự thi:
Số lượng đăng kí dự thi: Mỗi trường THCS đăng ký ít nhất 02 dự án dự thi.
Các trường dự thi gửi bản đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm) có đóng dấu và chữ ký của lãnh đạo nhà trường về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/11/2017.
Giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia dự thi phải có tài khoản trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn đã được điền đầy đủ thông tin chính xác và có ảnh chân dung được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; các thông tin này sẽ được dùng in thẻ dự thi, giấy chứng nhận cho giáo viên và học sinh tham dự cuộc thi.
Hồ sơ dự án đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm).
7. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi: 
          Căn cứ quy định tại Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và đáp ứng yêu cầu của cuộc thi khoa học kĩ thuật quốc tế - Intel ISEF, cuộc thi năm học 2017 – 2018 đánh giá dự án dự thi căn cứ theo các tiêu chí dưới đây:
          a) Dự án khoa học:
          - Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;
          - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
          - Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm;
          - Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí trên): 20 điểm;
          - Trình bày: 35 điểm (poster: 10 điểm, trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
          b) Dự án kỹ thuật:
          - Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;
          - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
          - Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm;
          - Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí trên): 20 điểm;
          - Trình bày: 35 điểm (poster: 10 điểm, trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
          Trong quá trình chấm thi, các tiêu chí nói trên được xem xét, đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu và chỉ cho điểm sau khi đã xem xét, đối chiếu với các minh chứng khoa học về quá trình nghiên cứu được thể hiện trong các phiếu ghi tại Mục 7, Khoản C nói trên và sổ tay nghiên cứu khoa học của học sinh.
          8. Quy trình chấm thi:
          a) Quy trình chấm thi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT và những quy định mới nhất của cuộc thi khoa học kĩ thuật quốc tế - Intel ISEF.
b) Tại Cuộc thi cấp quốc gia, những thí sinh đạt giải Nhất tại vòng thi lĩnh vực được tham gia vòng thi toàn cuộc. Tại vòng thi toàn cuộc, thí sinh trình bày dự án và trả lời câu hỏi của giám khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
9. Kinh phí cuộc thi:
- Kinh phí tổ chức thi cấp trường: Các trường tự cân đối nguồn kinh phí để thực hiện.
- Kinh phí tổ chức thi cấp thành phố: Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo đúng quy định (có bảng dự trù kinh phí kèm theo).
10. Tổ chức thực hiện:
- Các trường tuyên tuyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH dành cho học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Nam về cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.
- Phân công giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH. Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại Điểm C, Điểm D, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; đối với giáo viên có đóng góp tích cực và có học sinh đạt giải trong cuộc thi có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học học nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng danh hiệu khác.
         
Nhận được Công văn này, Phòng GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường THCS khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Phòng GD&ĐT (qua Bộ phận chuyên môn) để được hướng dẫn thêm./. 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở GD&ĐT (để báo cáo);
- Lưu: CM, VT       TRƯỞNG PHÒNG
      (Đã ký và đóng dấu)                 

     Trần Ngọc Sơn  

Phụ lục 1
DANH SÁCH CÁC LĨNH VỰC DỰ THI                                                  CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT NĂM HỌC 2017 - 2018 
(Ban hành kèm theo Công văn số 742/PGDĐT  ngày 14/9/2017 của Phòng GD&ĐT Tam Kỳ)


TT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu    
1 Khoa học   động vật Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;...    
2 Khoa học xã hội và hành vi Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;...    
3 Hóa Sinh Hóa – Sinh phân tích; Hóa – Sinh tổng hợp; Hóa – Sinh – Y; Hóa – Sinh cấu trúc;...    
4 Y Sinh và khoa học Sức khỏe Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;...    
5 Kĩ thuật Y sinh Vật liệu Y sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;…    
6 Sinh học tế bào và phân tử Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;...    
7 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;...    
8 Sinh học trên máy tính và Sinh - Tin Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;...    
9 Khoa học Trái đất và môi trường Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;...    
10 Hệ thống nhúng Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;...    
11 Năng lượng: Hóa học Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiên liệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;...    
12 Năng lượng: Vật lí Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;...    
13 Kĩ thuật cơ khí Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;...    
14 Kĩ thuật      môi trường Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;...    
15 Khoa học     vật liệu Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Po-li-me;...    
16 Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác xuất và thống kê;..    
17 Vi Sinh Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;...    
18 Vật lí và   Thiên văn Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý – Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện tử; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;...    
19 Khoa học   thực vật Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;...    
20 Rô bốt và máy thông minh Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;...    
21 Phần mềm     hệ thống Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;...    
22 Y học chuyển dịch Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; nghiên cứu tiền lâm sàn;…  


Phụ lục 2

HỒ SƠ DỰ ÁN ĐĂNG KÝ DỰ THI
(Ban hành kèm theo Công văn số 742/PGDĐT  ngày  14/9/2017 của Phòng GD&ĐT Tam Kỳ)

- Phiếu học sinh (Phiếu 1A);
          - Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B);
          - Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1);
          - Đề cương nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu học sinh 1A);
          - Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);
          - Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có);
          - Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có);
          - Phiếu dự án tiếp tục (nếu có);
          - Phiếu tham gia của con người (nếu có);
          - Phiếu cho phép thông tin (nếu có);
          - Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có);
          - Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có);
          - Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có);
          - Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu (theo mẫu Đề cương nghiên cứu kèm theo Phiếu học sinh 1A, không quá 15 trang đánh máy; khổ A4 (trái 3cm, phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm; cách dòng đơn); kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14; báo cáo không ghi tên đơn vị, tên học sinh, tên người bảo trợ, tên người hướng dẫn khoa học).
          Các mẫu phiếu nói trên được gửi kèm theo Công văn này và có thể tải về tại mục "Công văn/Khoa học kĩ thuật" trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn. Các phiếu phải được điền đầy đủ thông tin, ký tên, đóng dấu phù hợp với tiến độ nghiên cứu, nộp lên mạng dưới dạng bản chụp theo định dạng PDF. (Lưu ý: thời điểm phê duyệt dự án của người bảo trợ; thời gian thực hiện kế hoạch nghiên cứu đã được phê duyệt; thời điểm phê duyệt của Hội đồng khoa học thuộc cơ sở khoa học trước và sau khi nghiên cứu, thí nghiệm; các phiếu khác có liên quan theo yêu cầu của dự án dự thi). Những dự án không có đầy đủ thông tin hoặc thông tin không phù hợp, thiếu dấu, chữ ký trong các phiếu của hồ sơ sẽ không được tham dự Cuộc thi.

           ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

   Vào lúc 15h ngày 2/10/2107, Liên đội trường THCS Lý Tự Trọng tiến hành đại hội Liên đội năm học 2017-2018. Đại hội đã diễn ra trong không khí thật trang nghiêm, các anh chị và các bạn trong chi đội của từng lớp đã tham gia hăng hái thảo luận với bản phương hướng, chỉ tiêu mà Liên đội đã đề ra. 100% các chi đội đều nhất trí cao với nội dung Liên đội đã đề ra. Thầy Võ Tấn Đông hiệu phó nhà trường đã lên phát biểu trong đại hội với những lời tâm huyết động viên Ban chỉ huy Liên đội và chi đội các lớp phải làm việc với tinh thần hết sức trách nhiệm để Liên đội trường THCS Lý Tự Trọng ngày càng tỏa sáng. Chúng em hứa sẽ làm theo những gì thầy đã dạy bảo. Chúng em chân thành cảm ơn thầy!

Ý NGHĨA NGÀY 20/10

  Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do.
  Trước đây, dưới chế độ phong kiến xưa, người phụ nữ Việt Nam phải chịu nhiều bất công, tủi cực do sự trói buộc của lề thói phong kiến. Dù vậy, họ vẫn kiên cường vươn lên để sống, để chăm sóc gia đình.
  Qua quá trình dài đấu tranh và chứng tỏ được vai trò quan trọng trong gia đình và cũng vùng lên đấu tranh theo phương châm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, phụ nữ Việt Nam dũng cảm kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước nhà.
  Bởi vậy, từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ. Thế rồi, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
   Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam


    KẾT QUẢ THI CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 20/11  Để chào mừng ngày nhà giáo 20/11, tập thể lớp chúng em đã nổ lực tham gia các cuộc thi : l...