Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017


KẾ HOẠCH HỘI THI LÀM BÁO TƯỜNG VÀ THI TIẾNG HÁT HAY CHÀO MỪNG NGÀ NHÀ GIÁO
        20-11




KẾ HOACH KHẢO SÁT HSG 
Thông báo đến các các bạn lịch khảo sát hsg các môn cụ thể như sau:


KẾ HOẠCH NỘI DUNG THI NGHIÊN CỨU
 KHOA HỌC KĨ THUẬT
 Nhằm khuyến khích học sinh trung học Nghiên cứu khoa học (NCKH); sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học;

UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc    
Số: 742/PGDĐT Tam Kỳ, ngày  14 tháng 9 năm 2017    
V/v hướng dẫn triển khai hoạt động Nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp thành phố năm học 2017 - 2018  


Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Nhằm khuyến khích học sinh trung học Nghiên cứu khoa học (NCKH); sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS; Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi Khoa học, kĩ thuật (KHKT) cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018 với các nội dung sau:

1. Thời gian và địa điểm:
- Cấp trường: Các trường hướng dẫn học sinh đăng ký đề tài và chuẩn bị dự án dự thi cấp thành phố từ ngày 18/9/2017 đến ngày 15/11/2017.
- Cấp Thành phố: Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố tổ chức chấm chọn các dự án chuẩn bị dự thi cấp tỉnh từ ngày 20/11/2017 đến ngày 24/11/2017.
- Cấp Tỉnh: Dự kiến từ ngày 14/12/2017- 16/12/2017 tại trường PTDTNT Tỉnh.
2. Đối tượng dự thi: 
 Học sinh đang học lớp 8, 9.
3. Lĩnh vực dự thi:
Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực theo phụ lục đính kèm.
4. Nội dung thi:
Nội dung thi là kết quả nghiên cứu được thực hiện trong vòng một năm tính đến ngày 31/01/2018 của của các dự án khoa học hoặc dự án kĩ thuật (gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của cuộc thi.
Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của 02 học sinh  (gọi là dự án tập thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ đóng góp khác nhau vào kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai. Mỗi học sinh chỉ được tham gia 01 dự án thi.
5. Người bảo trợ/hướng dẫn:
Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học bảo trợ, có thể đồng thời là người hướng dẫn, do hiệu trưởng đơn vị ra quyết định cử. Mỗi giáo viên được bảo trợ tối đa 02 dự án KHKT của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của dự án dự thi và phải ký duyệt kế hoạch nghiên cứu trước khi học sinh tiến hành nghiên cứu (Phiếu phê duyệt dự án 1B). Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học.
Ngoài người bảo trợ do hiệu trưởng đơn vị ra quyết định cử, dự án dự thi có thể có thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ (có thể là cha, mẹ, người thân của học sinh). Trường hợp dự án có nhà khoa học chuyên ngành tham gia hướng dẫn thì phải có xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành đó (Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành).
Trường hợp dự án có nội dung nghiên cứu được thực hiện tại cơ quan nghiên cứu như trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ phải có xác nhận của cơ quan nghiên cứu đó (Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu 1C).
6. Đăng kí dự thi:
Số lượng đăng kí dự thi: Mỗi trường THCS đăng ký ít nhất 02 dự án dự thi.
Các trường dự thi gửi bản đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm) có đóng dấu và chữ ký của lãnh đạo nhà trường về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/11/2017.
Giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia dự thi phải có tài khoản trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn đã được điền đầy đủ thông tin chính xác và có ảnh chân dung được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; các thông tin này sẽ được dùng in thẻ dự thi, giấy chứng nhận cho giáo viên và học sinh tham dự cuộc thi.
Hồ sơ dự án đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm).
7. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi: 
          Căn cứ quy định tại Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và đáp ứng yêu cầu của cuộc thi khoa học kĩ thuật quốc tế - Intel ISEF, cuộc thi năm học 2017 – 2018 đánh giá dự án dự thi căn cứ theo các tiêu chí dưới đây:
          a) Dự án khoa học:
          - Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;
          - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
          - Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm;
          - Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí trên): 20 điểm;
          - Trình bày: 35 điểm (poster: 10 điểm, trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
          b) Dự án kỹ thuật:
          - Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;
          - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
          - Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm;
          - Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí trên): 20 điểm;
          - Trình bày: 35 điểm (poster: 10 điểm, trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
          Trong quá trình chấm thi, các tiêu chí nói trên được xem xét, đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu và chỉ cho điểm sau khi đã xem xét, đối chiếu với các minh chứng khoa học về quá trình nghiên cứu được thể hiện trong các phiếu ghi tại Mục 7, Khoản C nói trên và sổ tay nghiên cứu khoa học của học sinh.
          8. Quy trình chấm thi:
          a) Quy trình chấm thi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT và những quy định mới nhất của cuộc thi khoa học kĩ thuật quốc tế - Intel ISEF.
b) Tại Cuộc thi cấp quốc gia, những thí sinh đạt giải Nhất tại vòng thi lĩnh vực được tham gia vòng thi toàn cuộc. Tại vòng thi toàn cuộc, thí sinh trình bày dự án và trả lời câu hỏi của giám khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
9. Kinh phí cuộc thi:
- Kinh phí tổ chức thi cấp trường: Các trường tự cân đối nguồn kinh phí để thực hiện.
- Kinh phí tổ chức thi cấp thành phố: Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo đúng quy định (có bảng dự trù kinh phí kèm theo).
10. Tổ chức thực hiện:
- Các trường tuyên tuyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH dành cho học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Nam về cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.
- Phân công giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH. Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại Điểm C, Điểm D, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; đối với giáo viên có đóng góp tích cực và có học sinh đạt giải trong cuộc thi có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học học nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng danh hiệu khác.
         
Nhận được Công văn này, Phòng GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường THCS khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Phòng GD&ĐT (qua Bộ phận chuyên môn) để được hướng dẫn thêm./. 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở GD&ĐT (để báo cáo);
- Lưu: CM, VT       TRƯỞNG PHÒNG
      (Đã ký và đóng dấu)                 

     Trần Ngọc Sơn  

Phụ lục 1
DANH SÁCH CÁC LĨNH VỰC DỰ THI                                                  CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT NĂM HỌC 2017 - 2018 
(Ban hành kèm theo Công văn số 742/PGDĐT  ngày 14/9/2017 của Phòng GD&ĐT Tam Kỳ)


TT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu    
1 Khoa học   động vật Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;...    
2 Khoa học xã hội và hành vi Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;...    
3 Hóa Sinh Hóa – Sinh phân tích; Hóa – Sinh tổng hợp; Hóa – Sinh – Y; Hóa – Sinh cấu trúc;...    
4 Y Sinh và khoa học Sức khỏe Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;...    
5 Kĩ thuật Y sinh Vật liệu Y sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;…    
6 Sinh học tế bào và phân tử Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;...    
7 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;...    
8 Sinh học trên máy tính và Sinh - Tin Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;...    
9 Khoa học Trái đất và môi trường Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;...    
10 Hệ thống nhúng Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;...    
11 Năng lượng: Hóa học Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiên liệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;...    
12 Năng lượng: Vật lí Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;...    
13 Kĩ thuật cơ khí Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;...    
14 Kĩ thuật      môi trường Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;...    
15 Khoa học     vật liệu Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Po-li-me;...    
16 Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác xuất và thống kê;..    
17 Vi Sinh Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;...    
18 Vật lí và   Thiên văn Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý – Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện tử; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;...    
19 Khoa học   thực vật Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;...    
20 Rô bốt và máy thông minh Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;...    
21 Phần mềm     hệ thống Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;...    
22 Y học chuyển dịch Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; nghiên cứu tiền lâm sàn;…  


Phụ lục 2

HỒ SƠ DỰ ÁN ĐĂNG KÝ DỰ THI
(Ban hành kèm theo Công văn số 742/PGDĐT  ngày  14/9/2017 của Phòng GD&ĐT Tam Kỳ)

- Phiếu học sinh (Phiếu 1A);
          - Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B);
          - Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1);
          - Đề cương nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu học sinh 1A);
          - Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);
          - Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có);
          - Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có);
          - Phiếu dự án tiếp tục (nếu có);
          - Phiếu tham gia của con người (nếu có);
          - Phiếu cho phép thông tin (nếu có);
          - Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có);
          - Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có);
          - Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có);
          - Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu (theo mẫu Đề cương nghiên cứu kèm theo Phiếu học sinh 1A, không quá 15 trang đánh máy; khổ A4 (trái 3cm, phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm; cách dòng đơn); kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14; báo cáo không ghi tên đơn vị, tên học sinh, tên người bảo trợ, tên người hướng dẫn khoa học).
          Các mẫu phiếu nói trên được gửi kèm theo Công văn này và có thể tải về tại mục "Công văn/Khoa học kĩ thuật" trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn. Các phiếu phải được điền đầy đủ thông tin, ký tên, đóng dấu phù hợp với tiến độ nghiên cứu, nộp lên mạng dưới dạng bản chụp theo định dạng PDF. (Lưu ý: thời điểm phê duyệt dự án của người bảo trợ; thời gian thực hiện kế hoạch nghiên cứu đã được phê duyệt; thời điểm phê duyệt của Hội đồng khoa học thuộc cơ sở khoa học trước và sau khi nghiên cứu, thí nghiệm; các phiếu khác có liên quan theo yêu cầu của dự án dự thi). Những dự án không có đầy đủ thông tin hoặc thông tin không phù hợp, thiếu dấu, chữ ký trong các phiếu của hồ sơ sẽ không được tham dự Cuộc thi.

           ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

   Vào lúc 15h ngày 2/10/2107, Liên đội trường THCS Lý Tự Trọng tiến hành đại hội Liên đội năm học 2017-2018. Đại hội đã diễn ra trong không khí thật trang nghiêm, các anh chị và các bạn trong chi đội của từng lớp đã tham gia hăng hái thảo luận với bản phương hướng, chỉ tiêu mà Liên đội đã đề ra. 100% các chi đội đều nhất trí cao với nội dung Liên đội đã đề ra. Thầy Võ Tấn Đông hiệu phó nhà trường đã lên phát biểu trong đại hội với những lời tâm huyết động viên Ban chỉ huy Liên đội và chi đội các lớp phải làm việc với tinh thần hết sức trách nhiệm để Liên đội trường THCS Lý Tự Trọng ngày càng tỏa sáng. Chúng em hứa sẽ làm theo những gì thầy đã dạy bảo. Chúng em chân thành cảm ơn thầy!

Ý NGHĨA NGÀY 20/10

  Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do.
  Trước đây, dưới chế độ phong kiến xưa, người phụ nữ Việt Nam phải chịu nhiều bất công, tủi cực do sự trói buộc của lề thói phong kiến. Dù vậy, họ vẫn kiên cường vươn lên để sống, để chăm sóc gia đình.
  Qua quá trình dài đấu tranh và chứng tỏ được vai trò quan trọng trong gia đình và cũng vùng lên đấu tranh theo phương châm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, phụ nữ Việt Nam dũng cảm kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước nhà.
  Bởi vậy, từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ. Thế rồi, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
   Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam


Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017


KẾ HOẠCH THI HỘI KHẺO PHÙ ĐỔNG

Lịch thi bóng đá vừa diễn ra, tập thể lớp chúng em đã tham gia luyện tập rất tích cực, hăng hái và vào ngày 11/10 đội bóng đá nam lớp 8/4 và lớp 8/6 gặp nhau. Trận đấu giữa 2 đội diễn ra rất quyết liệt nhưng cuối cùng chi đội lớp chúng em đã thất bại với tỉ 2-0 các bạn đã động viên nhau sự cố gắng ở lần sau.
Bù vào những gì đã mất mát, đội bóng đá nữ lớp 8/4 đã gặp đội bóng nữ lớp 8/1. Hai đội bóng thật cân sức cân tài, cuối cùng đội bóng lớp chúng em đã ghi được 2 bàn thắng, các bạn cổ vũ rất nhiệt tình, mừng đến rơi cả nước mắt.

Chúng mừng đội bóng đá nữ quá thành công!



                                         HỘI VUI TẾT TRUNG THU 
      MÚA LÂN VUI TẾT TRUNG THU TẠI TRƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG


Nguồn gốc Tết Trung thu
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.
Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng

 Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.
Ý nghĩa Tết Trung thu
Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu.
Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”
Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.
Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.
NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG

    Sáng thứ 2( 18/09/ 2017)vào giờ  chào cờ đầu tuần . Trường thcs Lý Tự Trọng phối hợp với  Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi ngoại khóa về an toàn giao thông cho học sinh trường thcs Lý Tự Trọng. Buổi ngoại khóa diễn ra thật sôi nổi, các bạn tham gia trả lời câu hỏi và được nhận những phần quà thật hấp dẫn. Qua buổi ngoại khóa chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều quan trọng và bổ ích về văn hóa giao thông, an toàn giao thông. Chúng em sẽ hứa cố gắng thực hiện thật tốt khi tham gia giao thông .
  Trong buổi ngoại khóa về ATGT trường đã phát động trước đó cho chúng em tham gia thi vẽ tranh chủ đề ATGT. Hôm nay, trường phối hợp với công an tỉnh khen phát thưởng cho những tranh vẽ đạt giải. thật vui mừng tập thể lớp chúng em có bạn Yến Quỳnh đạt giải nhất trong khối lớp 8. Xin chúc mừng bạn rất nhiều!

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017


CHI ĐỘI NGUYỄN VĂN CỪ LỚP 8/4 ĐẠI HỘI CHI ĐỘI ĐẦU NĂM HỌC 2017-2018
    Dưới sự lãnh đạo của BGH nhà trường, Liên Đội trường thcs Lý Tự Trọng tiến hành cho các chi Đội của các khối lớp Đại hội chi đội đăù năm học để đưa ra những chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể trong năm học, bầu ra Ban chỉ huy chi đội của lớp và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ năm học. Tập thể lớp đã đưa ra cụ thể chỉ tiếu phấn đấu trong năm học và 100% các bạn nhất trí cao. Biên bản đã dược thống nhất thông qua.
BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI MỚI RA MẮT

1.     Trần Nguyễn Gia Hân – Lớp trưởng
2.     Văn Ngọc Khánh Giang – Chi đội trưởng
3.     Nguyễn Ngọc Ánh – Lớp phó học tập
4.     Hoàng Yến Quỳnh – Lớp phó VTM
5.     Hoàng Thị Thanh Bình – Lớp phó kỉ luật






LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2017-2018
   Hòa cùng không khí vui tươi trên cả nước chào đón ngày khai trường 5/9/2017, trường thcs Lý Tự Trọng đã long trọng tổ chức ngày khai giảng năm học mới.

Mở đầu lễ khai giảng là cảnh đón hs lớp 6 vào trường mới thật xúc động nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Phần lễ  diễn ra thật trang trọng, nhất là cô hiệu trưởng nhà trường  đọc diễn văn khai mạc, thầy hiệu phó đọc thư của chủ tịch nước gửi nhân ngày khai trường, rồi đến những tiết mục văn nghệ phần nghi lễ, và cô hiệu trưởng đánh hồi trống khai trường…Trong không khí tươi vui phấn khởi diễn ra trong lễ, trường đã tổ chức xen kẻ cho chúng em biểu diễn những tiết mục văn nghệ, dân vũ…vô cùng hấp dẫn. Buổi lễ khai giảng diễn ra tuy  ngắn gọn nhhưng để lại trong em nhiều kỉ niệm khó quên. 

THỜI KHÓA BIỂU - LỚP 8/4 - Năm học 2017-2018
Tiết
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
1
Văn
Toán
Tin
Sử
MT
Văn
2
Văn
CN
Tin
Hóa
Sinh
Sử
3
Địa
Hóa
Anh

Văn
Toán
4
CD
Anh

Nhạc
Toán
5
Chào cờ
Toán
Sinh

Anh
SHL
TIỂU SỬ NGUYỄN VĂN CỪ
NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


      Ông Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09/7/1912 (nhằm ngày 25/5/năm Nhâm Tý) trong một gia đình trí thức nghèo ở làng Phù Khê, Tổng Nghĩa Lập, Phủ Từ Sơn, (nay là thị xã Từ Sơn), Tỉnh Bắc Ninh.
      Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Lúc nhỏ Ông nổi tiếng là người thông minh, hiếu học, năm 13 tuổi đỗ Bằng sơ học Pháp - Việt loại ưu. Sau 2 năm Ông thi vào trường Bưởi- trường Trung học lớn nhất Miền Bắc lúc bấy giờ (nay là Trường THPT Chuyên Chu Văn An, Hà Nội) và đỗ loại giỏi nên được cấp học bổng toàn phần để học.
      Vốn thông minh, lại rất chăm chỉ và chịu khó nên Ông luôn luôn là học sinh xuất sắc của lớp. Lúc đó phong trào cách mạng ở Bắc Kỳ nói chung và Trường Bưởi nói riêng đang lên cao nên Ông đã giác ngộ và tham gia tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ông tích cực hoạt động tuyên truyền cho tổ chức, làm báo, làm thơ phê phán bọn thực dân và bọn nịnh Tây. Vì những hoạt động đó, Ông đã bị nhà trường thực dân đuổi học.
      Đầu năm 1928, Ông về quê mở trường dạy học và tiếp tục hoạt động Cách mạng, được Ngô Gia Tự - Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Tỉnh Bắc Ninh giác ngộ, Ông hiểu rõ: Muốn xóa bỏ áp bức bóc lột, muốn giải phóng dân tộc, không thể đả kích cá nhân mà phải vận động quần chúng, phải có tổ chức bền vững, đó là Đảng Cộng sản .
      Tháng 9 năm 1928, theo chủ trương “Vô sản hóa”của Việt Nam Cách mạng Thanh niên Ông tình nguyện đến lao động và hoạt động tại mỏ than Vàng Danh với tên là Phùng. Đời sống công nhân mỏ vô cùng cực khổ, cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc, mùa đông buốt giá không chăn chiếu, nhưng Nguyễn Văn Cừ luôn luôn đồng cam, cộng khổ, gần gũi với anh em công nhân, chính vì vậy Ông được anh em công nhân tin cậy, yêu mến.
      Tháng 6 năm 1929, Đông Dương Công sản Đảng được thành lập. Ông trở thành một trong những đảng viên đầu tiên và được Đảng phân công làm cán bộ chuyên nghiệp của Đảng. Khi đó Ông vừa tròn 17 tuổi.
      Cuối  năm 1929, lấy tên là Phùng Ngọc Tường, Ông đến Mạo Khê xây dựng cơ sở Đảng, thành lập Chi bộ Cộng sản Mạo Khê, Cẩm Phả- Cửa Ông. Theo sáng kiến của Ông tờ báo “ Mỏ than” ra đời mà Ông vừa là người phụ trách, vừa là biên tập chính. Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – ngay sau đó Đặc Khu ủy Hòn Gai – Uông Bí cũng được thành lập và Ông được bầu làm Bí thư Đặc Khu ủy Hòn Gai – Uông Bí. Dưới sự lãnh đạo của Ông, phong trào công nhân vùng mỏ đã phát triển mạnh, nhiều cuộc đấu tranh đòi làm ngày 8 giờ, đòi tăng lương, cải thiện đời sống đã nổ ra. Bọn thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ ra sức đàn áp, khủng bố. Giữa lúc phong trào Cách mạng đang lên thì ngày 15/2/1931, trên đường đi công tác Ông Nguyễn Văn Cừ bị thực dân Pháp bắt. Biết Ông là cán bộ quan trọng ở vùng mỏ, địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ, nhưng đều thất bại, chúng đưa Ông về giam tại nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội).
      Mặc dù không đủ bằng chứng, nhưng ngày 15/5/1931, tòa “Hội đồng đề hình Bắc Kỳ” đã kết án Ông 20 năm đày biệt xứ vì tội chống an ninh quốc gia và đày ra Côn Đảo đầu năm 1932. Tại Côn Đảo, Ông đã giành hết thời gian vào việc học tập lí luận chính trị, dịch sách kinh điển chủ nghĩa Mác- Lê nin, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh, nghiên cứu Luận cương chính trị của Đảng để dạy lại cho anh em tù chính trị. Theo sáng kiến của Ông tờ báo “
Ý KIẾN CHUNG” của tù chính trị ra đời để tuyên truyền, giáo dục và cổ vũ tinh thần cách mạng cho anh em tù.
      Năm 1936, do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và do thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp, bọn thực dân Pháp buộc phải trả tự do cho một số tù chính trị trong đó có Ông.
      Ra tù Ông về Hà Nội bắt liên lạc với Đảng và tích cực hoạt động khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ.
      Tại hội nghị toàn thể BCH TW họp từ ngày 25/8-04/9/1937, Ông Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Thường vụ BCH TW Đảng và Hội nghị toàn thể BCH TW họp ngày 29 – 30/3/1938 tại làng Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định; Ông Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm đó Ông vừa 26 tuổi.
      26 tuổi với cương vị Tổng Bí thư - người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Ông đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị và trí thông minh tuyệt vời.
      Hiểu rõ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất- Ông đã giành hết tâm huyết cho việc xây dựng và củng cố Mặt trận. Theo sự chỉ đạo của Ông, hàng loạt tờ báo Cách mạng công khai ra đời như: Tin tức,Thời thế, Dân chúng…. Báo chí Cách mạng đã tác động mạnh mẽ vào quần chúng, làm dấy lên phong trào Cách Mạng sôi nổi: hàng loạt cuộc mít tin, biểu tình đòi dân sinh , dân chủ đã nổ ra.
    Với cương vị Tổng Bí thư Ông rất quan tâm đến hoạt động của Đoàn Thanh niên, một lực lượng hăng hái nhất của Cách mạng. Theo chỉ thị của Ông, ngày 05/5/1938 Hội nghị toàn quốc Đoàn Thanh niên với 200 đại biểu tham dự đã họp công khai tại số nhà 28- phố Rô manh-Rô Lăng, Hà Nội. Đại hội đã bầu ra BCH TW và cho xuất bản 2 tờ báo công khai “ Thế giới” ở Hà Nội và “ Mới” ở Sài Gòn.
     Dưới sự lãnh đạo của Ông Nguyễn Văn Cừ ngày 28/3/1939, Đảng ta ra tuyên ngôn “Tình hình chung và đường lối chủ trương của Đảng”. Ngày 27/4/1939 ra “Tuyên ngôn với các Đảng phái và các tầng lớp nhân dân”. Các văn kiện đó một lần nữa chỉ rõ tai họa phát xít và kêu gọi toàn dân thống nhất hành động chống bọn phản động thuộc địa tay sai của phát xít. Đồng thời nghiêm khắc phê phán những tư tưởng cô độc, hẹp hòi, hữu khuynh và thỏa hiệp về nguyên tắc đối với bọn Tơ-rốt –kit
  Tháng 6/1939, với bút danh Trí Cưòng, Ông đã viết cuốn sách nổi tiếng “Tự Chỉ trích”. Cuốn sách tổng kết kinh nghiệm thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dưong, nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của Mặt trận là nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trên cơ sở liên minh công nông để chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Đồng thời cũng nêu những tồn tại và nhắc nhở “ chúng ta phải chiến thắng xu hướng sai lầm trong hàng ngũ, xu hướng tả khuynh, nó làm cho Đảng ta cô độc, hẹp hòi, biệt phái, xa cách quần chúng và xu hướng thỏa hiệp hữu khuynh, lung lay trước tình hình nghiêm trọng, lãng quên hoặc che lấp sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê nin, lăm le rời bỏ nguyên tắc Cách mạng”. Cuốn sách là công cụ sắc bén trong đấu tranh phê bình và tự phê bình để xây dựng Đảng, làm cho Đảng ngày càng thống nhất về tư tưởng và hành động.
      Ngày 8/9/1939, một tuần sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nguyễn Văn Cừ triệu tập Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ, phân tích, nhận định tình hình và chỉ thị chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho phù hợp với tình hình mới để tránh tổn thất nếu Pháp đàn áp.
      Từ ngày 6-8/11/1939, Ông chủ trì Hội nghị lần thứ 6 BCH TW họp tại làng Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định. Hội nghị đã ra nghị quyết đúng đắn, phù hợp với Cách mạng trong tình hình mới, chủ trương:
    - Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu; vấn đề giải phóng dân tộc ở Đông Dương trong khuôn khổ của mỗi nước.
    - Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân tích cực chuẩn bị để giải phóng dân tộc. Nghị quyết nhấn mạnh “ Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của Cách Mạng, kể cả vấn đề điền địa cũng nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết”
      Giữa lúc Cách Mạng đang chuyển sang bước ngoặc mới cần những cán bộ lãnh đạo ưu tú thì ngày 18/01/1940, Ông Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư Đảng bị địch bắt trên đường đến cơ quan bí mật của Đảng ở đường Nguyễn Tấn Nghiêm-Sài Gòn.
      Biết đây là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương, bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn cực hình, nhưng Ông không hề khai một lời.
      Không lay chuyển được lòng trung thành với lý tưởng của Ông, chúng đưa Ông về giam ở khám lớn Sài Gòn. Tại đây, Ông lại mở những lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, Đảng viên đang bị tù, củng cố lòng tin mãnh liệt  vào sự tất thắng của Cách Mạng cho anh em tù.
      Trong tháng 10/1940, thực dân Pháp liên tục mở 2 phiên tòa xét xử Ông:
    - Ngày14/10/1940, Tòa án quân sự kết án Ông “5 năm tù, phạt 8.000 phơ răng và 20 năm đày biệt xứ” vì tội gây tổn hại đến quốc phòng.
    - Ngày 22/10/1940, Tòa Thượng thẩm Sài Gòn kết án “5 năm tù, tước quyền công dân và chính trị, 10 năm đày biệt xứ”
      Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp Cách mạng, ngày 25/3/1941, tòa án binh Sài Gòn đã khép Ông tội “Có trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa” và kết án tử hình Ông.
      Sáng sớm  ngày 28/8/1941, Ông Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương cùng các đồng chí của Ông: Hà Huy Tập - nguyên Tổng Bí thư; Võ Văn Tần – Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ; Phan Đăng Lưu- Ủy viên Trung ương Đảng; Nguyễn Thị Minh Khai – Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định, Lê Hồng Phong… bị thực dân Pháp xử bắn tại trường bắn Hóc Môn, Gia Định.
      Nguyễn Văn Cừ - Tổng  bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, đã đi vào cõi bất tử giữa tuổi sung sức nhất của cuộc đời - 29 tuổi. Với 29 tuổi Ông đã có quá trình 12 năm hoạt động Cách Mạng, trong đó có 2 năm giữ cương vị Tổng Bí thư, và bị địch bắt kết án với tổng số 10 năm tù giam, 50 năm đày biệt xứ, giam giữ 7 năm trong nhiều nhà tù lớn của thực dân.
      Cuộc đời của Ông tuy ngắn ngủi, nhưng sự nghiệp thật lớn lao. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương nòi, căm thù giặc sâu sắc, Ông đã hăng hái ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng một xã hội mới - độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Từ đó toàn bộ cuộc đời của Ông đã hiến dâng cho sự nghiệp vĩ đại của Đảng và của dân tộc; tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của Cách Mạng cho đến giây phút cuối cùng của đời mình. Bất cứ trong hoàn cảnh nào Ông cũng ra sức học tập nắm vững khoa học Cách Mạng, gian khổ lăn lộn với quần chúng, giác ngộ và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Cuộc đời của Ông là cuộc đời của một chiến sĩ Cộng sản năng động, sáng tạo, có trình độ tổ chức cao, có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng, có uy tín lớn, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sẵn sàng làm bất cứ việc gì một cách tận tâm, tận lực phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Tuổi trẻ của Ông đã để lại cho chúng ta tấm gương sáng về động cơ, thái độ học tập; tinh thần tự học, tự rèn và tự lập trong cuộc sống.

    KẾT QUẢ THI CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 20/11  Để chào mừng ngày nhà giáo 20/11, tập thể lớp chúng em đã nổ lực tham gia các cuộc thi : l...